💚 Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, giảm phát thải và phát triển bền vững là chiều hướng không thể đảo ngược thì các tiêu chí gắn liền với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường không chỉ còn mang tính khuyến khích cho doanh nghiệp nữa, mà hiện nay đã có sự “pháp lý hoá” thành nghĩa vụ bắt buộc phải thực thi và có chế tài xử phạt.

💚 Điển hình như EU – nhà tiên phong định hình các tiêu chí về thương mại bền vững đã có đạo luật cấm hàng hoá liên quan đến phá rừng (EUDR).

Cụ thể, Ngày 19/4/2023, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua Đạo luật cấm hàng hoá liên quan đến phá rừng (EUDR), theo đó sẽ cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng (cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, cacao và đậu) vào EU nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này gây mất rừng. Trong 7 nhóm mặt hàng này thì cà phê là nông sản bị ảnh hưởng lớn nhất của nước ta.

💚 Ngoài EUDR ra thì càng ngày càng có nhiều cơ chế mua bán khí thải và thuế quan carbon được áp dụng cho các hàng hoá có mức phát thải cao.

🔜 Có thể thấy, luật chơi mới này chẳng phải là câu chuyện xa vời với Việt Nam, bởi vì xu thế sẽ được các nước phát triển tạo áp lực thực thi và buộc phải thích ứng thông qua ngày càng nhiều đạo luật.

💚 Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, trong đó xuất khẩu và đầu tư nước ngoài là các động lực tăng trưởng quan trọng, không thể nằm ngoài dòng chảy chung hiện nay. 

Trong thời gian qua thì Việt Nam đã tham gia các FTA thế hệ mới, ký kết một số hiệp định song phương và đa phương đã tạo những nền tảng thể chế, chính sách bước đầu để giúp nước ta có khả năng vượt lên trong cuộc đua chuyển đổi xanh, sản xuất xanh và xuất khẩu xanh.

🔜 Đối với chúng ta – doanh nghiệp và các nhà đầu tư: Đây sẽ là cơ hội nếu ta chủ động, kịp thời nắm bắt và thích ứng, đổi mới mô hình sản xuất – kinh doanh theo hướng bền vững và xanh hơn. Áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, điều này có thể dẫn đến tăng hiệu suất và chất lượng của các sản phẩm cà phê, tăng giá trị thương hiệu và thu hút được lượng lớn nhà đầu tư, tổ chức quốc tế. Đây chắc chắn sẽ là tấm vé thông hành cho hàng hoá xuất khẩu của chúng ta trong tương lai.

Nguồn: Công văn số 3626/BNG-THKT